Não hóa da theo thời gian cần được bảo vệ và chăm sóc tốt nhất
1. Các dấu hiệu bên ngoài của lão hóa da
Có 3 biểu hiện chính của làn da lão hóa, đó là: nếp nhăn, sự giảm thể tích da và sự giảm mật độ da.
- Nếp nhăn: Kể từ độ tuổi 25, các dấu hiệu lão hóa đầu tiên bắt đầu xuất hiện trên bề mặt da. Đó là các đường nhăn nhỏ và cạn ở vùng da quanh mắt, thường được gọi là vết chân chim. Các nếp nhăn ở má, trán, giữa hai chân mày xuất hiện khi gương mặt nói cười, nhăn trán, cau mày… Theo thời gian, các nếp nhăn này trở nên sâu hơn và tồn tại ngay cả khi bạn không biểu thị cảm xúc. Nếp nhăn sâu hình thành giữa mũi và má, chúng liên quan đến sự chùng xuống của da và lâu ngày trở thành nếp gấp.
- Sự giảm thể tích da: Có thể nhận thấy qua sự chùng xuống của da, da không còn căng đầy khiến khuôn mặt trông có vẻ mệt mỏi và buồn bã hơn.
- Sự giảm mật độ da: Biểu hiện ra ngoài với làn da mỏng và yếu hơn, thường gắn liền với các nếp nhăn sâu và sự sạm màu. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh.
2. Quá trình lão hóa bên trong các lớp da
– Lớp biểu bì: Quá trình tái tạo tế bào chậm hơn và sự sản sinh lipid bị suy giảm khiến cho làn da khô ráp và sần sùi hơn. Lớp da này cũng trở nên nhạy cảm hơn với tia UV, chức năng miễn dịch suy yếu, khả năng tự lành vết thương giảm dần.
- Lớp hạ bì: Từ độ tuổi 25 mỗi năm làn da bị mất đi 1% lượng collagen tự nhiên, cùng với sự thiếu hụt chất elastin khiến cho các mô trung bì bị phá hủy. Điều này dẫn đến khả năng đàn hồi của da giảm đi, các nếp nhăn xuất hiện. Đồng thời, làn da có xu hướng bị tổn thương, các mao mạch bị phá vỡ, lưu thông máu kém dẫn đến việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxi đến bề mặt da kém hiệu quả. Vì vậy làn da không còn hồng hào, trẻ trung như trước nữa.
- Lớp mỡ dưới da: Sự sụt giảm về kích thước và số lượng các tế bào tạo lipid ở lớp mỡ dưới da dẫn đến việc giảm thể tích da, khiến cho các nếp nhăn sâu hơn, má bị hõm vào và các vết thương khó tự lành được.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lão hóa da
* Nhân tố bên trong:
- Di truyền: Yếu tố di truyền của mỗi người quyết định màu da và loại da (da thường, khô, dầu hay da hỗn hợp) của họ, và nhìn chung ảnh hưởng đến tình trạng của da. Yếu tố di truyền cũng xác định tuổi lão hóa sinh học của da. Ví dụ như là làn da khá nhạy cảm thì có thiên hướng có nếp nhăn sớm hơn. Hoặc làn da châu Á thì dễ bị chứng không đều màu và các nếp nhăn xuất hiện trễ hơn.
- Hormone: Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể tác động đáng kể lên da. Trong quá trình mang thai, hormone có thể làm tăng sự sản sinh hắc tố và dẫn đến chứng tăng sắc tố da, còn được gọi là nám da. Đối với phụ nữ mãn kinh, nồng độ hormone nữ sụt giảm khiến cấu trúc da thay đổi và thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa da.
Các nhân tố bên trong không thay đổi được nhưng mấu chốt vấn đề nằm ở các nhân tố bên ngoài, đó chính là môi trường sống và lối sống của bạn. Chúng tác động như thế nào đến làn da và bạn có thể thay đổi không?
Các bạn có nhu cầu về thiết bị âm thanh liên hệ website: http://www.amthanh360.net/
0 Comments Đăng nhận xét